Không thể chẩn đoán chính xác triệu chứng bệnh suy thận nếu chỉ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng. Cần thiết phải thực hiện một số xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Những hướng dẫn cách đọc các chỉ số xét nghiệm suy thận dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa của những con số này.
Tình trạng thận chỉ có thể đánh giá chính xác bằng cách sinh thiết thận, đọc các cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vi. Các xét nghiệm hiện nay chỉ đánh giá tương đối chức năng thận, vì thế cần kết hợp nhiều xét nghiệm khác nhau. Một số xét nghiệm đánh giá chức năng thận có thể thực hiện như tổng phân tích nước tiểu, đo lượng protein nước tiểu 24 giờ, tổng phân tích tế bào máu, các xét nghiệm sinh hóa, albumin huyết thanh,…
Nhưng dựa vào đâu để biết chức năng thận là bình thường hoặc bị suy thận?
1. Creatinin máu và nước tiểu:
Creatinin được tạo ra ở cơ, chủ yếu từ creatinphosphat và creatin ở cơ. Creatinin theo máu qua thận, được thận lọc rồi bài tiết ra nước tiểu.
+ Bình thường:
Xét nghiệm creatinin rất quan trọng để đánh giá có phải bị suy thận hay không
Trong lâm sàng, người ta thường tính toán độ thanh lọc creatinin và độ thanh lọc urê của thận để đánh giá chức năng lọc của thận. Độ thanh lọc (thanh thải = clearance) của một chất là số lượng “ảo” huyết tương (tính theo ml/phút) đã được thận lọc và đào thải hoàn toàn chất đó qua nước tiểu trong 1 phút. Độ thanh lọc của creatinin ( Ccre) được tính theo công thức: Ccre (ml/phút) = (U.V)/P
Trong đó: U: Nồng độ creatinin nước tiểu (àmol/l). P: Nồng độ creatinin huyết tương (àmol/l). V: Lượng nước tiểu trong một phút (ml/phút), là lượng nước tiểu đong được trong 24 giờ quy ra ml chia cho số phút trong một ngày (24 x 60= 1440 phút). Ví dụ: Nước tiểu đong được 1,2 l/24h thì V = 1200/1440 = 0,833 ml/ phút.
>>Bình thường: Độ thanh lọc của creatinin = 70 – 120 ml/phút.
2. Ure máu và nước tiểu:
Urê được tổng hợp ở gan từ CO2, NH3, ATP (CO2 là sản phẩm thoái hóa của protid). Trong lâm sàng, xét nghiệm urê máu và nước tiểu được thực hiện nhiều để đánh giá chức năng lọc cầu thận và tái hấp thu ở ống thận. Tuy nhiên, xét nghiệm này bị ảnh hưởng của chế độ ăn như khi ăn nhiều đạm (tăng thoái hóa các aminoacid) thì kết quả tăng sẽ sai lệch.
+ Bình thường:
3. Albumin:
Albumin là một trong hai thành phần chính của protein huyết thanh (albumin, globulin).
Albumin giảm cho thấy chức năng thận suy yếu
+ Bình thường:
4. Các chất điện giải (Na+, K+, Cl-, Ca TP hoặc Ca++)
+ Bình thường:
5. Protein toàn phần huyết tương:
Protein toàn phần huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Bình thường, protein có khối lượng phân tử lớn không qua được màng lọc cầu thận, nước tiểu không có protein hay protein niệu (-).
+ Bình thường:
Protein TP huyết tương = 60 – 80 g/l.
6. Protein nước tiểu 24 giờ:
+ Bình thường: Protein trong nước tiểu = 0 – 0,2 g/24h.
Xét nghiệm protein nước tiểu 24 giờ, tỷ trọng nước tiểu là cần thiết để xác định chức năng thận
7. Tỷ trọng nước tiểu
Xác định tỷ trọng nước tiểu dựa trên sự giải phóng proton (H+) từ polyacid với sự có mặt của các cation có trong nước tiểu. Proton (H+) được giải phóng gây nên sự thay đổi màu của chất chỉ thị bromothymol bleu từ xanh đến xanh lục rồi tới vàng. Cường độ màu sẽ tỷ lệ tỷ trọng niệu.
+ Bình thường: Tỷ trọng nước tiểu là 1,01 – 1,020 (nước tiểu 24h của người lớn ăn uống bình thường có tỷ trọng từ 1,016 – 1,022).
>> Kết quả này sẽ không chính xác trong các trường hợp mất cân bằng nước-điện giải nghiêm trọng, chế độ ăn kiêng ít protein, chế độ ăn nhạt, các bệnh mạn tính của gan, phụ nữ mang thai,…
Các giai đoạn bệnh suy thận được chẩn đoán dựa vào các chỉ số xét nghiệm
#Đối với suy thận cấp:
Giai đoạn sớm:
Tuần thứ 2:
Giai đoạn đa niệu:
#Đối với suy thận mạn:
Cần biết rằng: Biểu hiện lâm sàng của suy thận chỉ xuất hiện khi thận bị hủy hoại trên 90% đơn vị hoạt động của cả hai thận. Những xét nghiệm định kỳ rất quan trọng để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Do đó hãy tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm và thực hiện các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu tiền căn gia đình có các bệnh di truyền về thận hoặc có người thân bị suy thận cần làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.